Giống cây gió bầu

Kỹ thuật trồng cây dó bầu

Nếu mọi người là người luôn đón đọc những thông tin về cây trồng tại Cây Giống Vĩnh Phúc thì sẽ biết rằng chúng ta đã đề cập tới cây gió bầu rồi. Cụ thể là trong các bài viết về cây trầm hương, chúng ta đã đi tìm hiểu về loại cây này và được biết cây gió bầu là nguồn gốc để tạo ra trầm hương. Điều này cũng khiến cho nhiều người thay vì gọi cây gió bầu thì lại gọi là cây trầm hương. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin về giống cây trồng này để có được phương pháp canh tác tốt nhất nhé.

Vườn cây gió bầu
Vườn cây gió bầu

Cây Gió Bầu

Nếu bạn đang có nhu cầu canh tác giống cây này để thu hoạch trầm hương thì những nội dung sau đây chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều.

1. Đặc điểm cây

Ngoài tên gọi cây trầm hương thì cây gió bầu còn có tên gọi khác là cây tóc, cây kì nam.

  • Thuộc cây thân gỗ lớn, mọc thẳng, cao từ 30 – 40m.
  • Vỏ cây có màu xám, nhiều xơ.
  • Lá có màu xanh nhạt, mọc cách, phiến lá mỏng thuôn dài hoặc hình bầu dục.
  • Hoa màu trắng mọc theo chùm ở kẽ lá theo hình tán.
  • Quả gió bầu có hình quả lê, mỗi quả có 1 – 2 hạt.
  • Cây thích hợp trồng tại nơi có đất tơi xốp, độ dày tầng trên 40cm, nhiều mùn.
  • Đặc tính ưa ẩm, ưa khí hậu mát nên tại những nơi có nhiệt độ trung bình từ 20 – 25 độ C và độ ẩm trên 80% cây sẽ phát triển tốt hơn các khu vực khác.

Trong cây gió bầu có một lượng nhựa cây đặc biệt, khi cây bị hư hạt bởi: gió bão, lũ quét, gia súc,… thì tại phần bị tổn thương sẽ tiết ra tinh dầu để bao quanh vết thương. Sau một thời gian dài sẽ hình thành trầm hương. Tuy nhiên chất lượng của trầm hương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là hàm lượng tinh dầu có trong trầm hương. Lượng tinh dầu càng cao thì trầm hương càng có giá trị.

Cây trầm hương

2. Hướng dẫn tạo cây gió bầu giống

>>> Điểm bán cây kỳ hải nam uy tín toàn quốc <<<

Cũng giống như các giống cây lâm nghiệp khác thì cách nhân giống cây gió bầu tốt nhất vẫn là gieo hạt. Dưới đây là quá trình tạo cây con khỏe mạnh, phát triển tốt.

– Chọn giống: Lựa chọn những hạt giống có chất lượng tốt, hạt đen bóng và nên chọn hạt của cây mẹ khỏe mạnh, ít sâu bệnh.

– Gieo hạt: Tiến hành ngâm hạt để toàn bộ hạt ướt hết rồi tiến hành gieo hạt lên luống. Khi làm luốn cần quan tâm tới độ ph của đất, thiết kế giàn che,…

– Cho cây vào bầu ươm: Sau 30 – 40 ngày thì cây con sẽ phát triển cao khoảng 20 – 25cm thì tiến hành đưa vào bầu đất  kích thước 12x16cm. Bầu đất là hỗn hợp của đất mùn, phân vi sinh, xơ dừa, trấu,…

– Tiếp tục đặt cây trong vườn ươm có dàn che và thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm.

– Phòng trừ sâu bệnh: Các bệnh thường gặp của cây gió bầu như: Lở ở cổ rễ, thối thân, cháy lá, phấn trắng, sâu ăn lá, sâu đục thân,… mọi người có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị để hạn chế tác nhân của sâu bệnh.

giống cây gió bầu
giống cây gió bầu

3. Kỹ thuật trồng cây gió bầu, cây trầm hương

Là giống cây lầm nghiệp nên các quy tác chung như là kích thước hố, bón lót, phơi đất, chăm sóc,… cũng không khác gì các giống cây khác. Tuy nhiên điều khác biệt đó là cây gió bầu canh tác không nhằm mục đích lấy gỗ nên có thể hạn chế khoảng cách trồng để tăng số lượng cây.

A. Chuẩn bị: Trước khi trồng cây ra môi trường tự nhiên cần hoàn thành thực hiện các công việc này trước ít nhất 15 ngày.

  • Đào hố trước 1 tháng với kích thước 40x40x30cm.
  • Khoảng cách giữa các hố: 3x3x3m.
  • Bón lót bằng phân vi sinh, phân NPK, phân động vật hoai mục rồi lấp đất.

B. Tiến hành trồng: Lựa chọn trồng vào lúc thời tiết mát mẻ, độ ẩm môi trường cao.

Cây đạt tiêu chuẩn là cây xanh tốt, thân thẳng, không cụt ngọn, cây cao >50cm, đường kính cổ rễ >0,4cm và bầu cây không bị mục nát đứt rễ.

B1: bóc bỏ vỏ nylong. Lưu ý không được làm ảnh hưởng tới bầu đất ban đầu.

B2: Trồng cây theo hướng thẳng đứng ngay giữa hố, lấp đất và nén chặt xung quanh hố.

B3: Dọn sạch cỏ xung quanh gốc cây.

B4: làm rào chắn để tránh gia súc vào phá hoại.

Sau khi trồng cần tưới nước và kiểm tra cây, nếu có cây con nào chết hoặc không phát triển bình thường thì phải trồng thay thế cây mới. Thực hiện bón phân 2 lần vào năm 1 và năm 2 hai lần/năm với lượng phân NPK 100gr/cây. Các năm sau chỉ làm cỏ, xới đất quanh cây, tỉa bớt cành tạo dáng cho cây vươn cao, không cần bón phân vô cơ, nên tạo độ ẩm xung quanh gốc bằng phân hữu cơ.

Kỹ thuật trồng cây gió bầu
Kỹ thuật trồng cây gió bầu

4. Địa chỉ bán giống cây gió bầu

Nếu trồng ít thì chi ươm giống lại tốn kém, còn nếu cần số lượng lớn thì không chắc sẽ đáp ứng được yêu cầu. Việc tự tạo giống cây con đạt tiêu chuẩn không phải dễ dàng như bạn nghĩ, vậy thì hãy lựa chọn phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Đó là liên hệ tới trung tâm cây giống Vĩnh Phúc theo thông tin sau:

  • Điện thoại/Zalo: 09688 09672
  • Địa chỉ: Đại Đình – Tam Đảo — Vĩnh Phúc
  • Website:  caygiongvinhphuc.com
  • Gmail:caygiongledương@gmail.com

One thought on “Giống cây gió bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *