Giống sâm Ngọc Linh hiện được coi là một sản phẩm thương hiệu quốc gia của Việt Nam ta. Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao bên Hàn Quốc có nhiều nhân sâm tốt mà tại Việt Nam lại không có. Đúng thật là vậy, bên Hàn có rất nhiều nhân sâm tốt cho sức khỏe, nếu người Việt muốn dùng nhân sâm thì phải đặt mua hàng từ bên đó mang về.
Nhưng mọi người có biết rằng tại Việt Nam cũng có nhưng loại thực vật có chất lượng không hề thua kém gì nhân sâm. Loài cây mà đang được nhắc tới chính là cây giống sâm Ngọc Linh tại Việt nam
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin bên dưới của Cây Giống Vĩnh Phúc để hiểu rõ về giống cây này nhé!
✅ Tên gọi | ⭐ Sâm Ngọc Linh, sâm Việt Nam, sâm Khu Năm,… |
✅ Thu hoạch | ⭐ Củ, hạt |
✅ Thời gian thu hoạch củ | ⭐ 6 – 8 năm |
✅ Thu hoạch hạt | ⭐ Hàng năm |
Giới thiệu cây sâm ngọc linh
Giống cây sâm Ngọc Linh (danh pháp hai phần: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.
Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin.
Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại.
Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới.
Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần
Đặc điểm cây sâm Ngọc Linh
Một vài đặc điểm nhận diện cây giống sâm Ngọc Linh như sau:
- Cây thuộc họ cam tùng, được tìm thấy ở Quảng Nam.
- Cây có thân nhỏ (đường kính 4-8mm) thuộc dạng thân ký sinh thẳng đứng, màu lục hoặc tím nhạt.
- Thân rễ Sâm Ngọc Linh có đường kính chỉ từ 1 – 3cm. Rễ cây mọc bò ngang song song với mặt đất. Cây có nhiều rễ và củ.
- Lá mọc với dạng kép hình chân vịt. Mỗi lá có 3-5 nhánh lá (lá chét ). Lá chét có hình bầu dục, mép khía có răng cưa, chóp nhọn và có lông ở hai mặt. Lá của Sâm Ngọc Linh cũng có dược tính đáng kể
- Lượng lá của Sâm Ngọc Linh tùy vào tuổi của cây, sâm từ 1-3 năm tuổi chỉ có 1 lá duy nhất và không rụng, từ năm thứ 4 trở đi, cây mới có thêm 2 – 3 lá
- Cây sâm ngọc linh chỉ mọc hoa kể từ năm thứ 4 trở đi. Hoa mọc ở dưới các lá thẳng với thân gồm 1 hoa ở dưới tán chính và 1-4 tán phụ. Mỗi tán hoa có khoảng 60-100 hoa, hoa có màu vàng nhạt.
- Quả có độ dài khoảng 0,8 – 1 m, mọc ở trung tâm của tán lá. Lúc mới ra quả có màu xanh, sau hai tháng chuyển sang xanh thẫm, vàng lục và khi chính sẽ có màu đỏ cam với chấm đen ở đỉnh quả
- Mỗi cây sâm Ngọc Linh sẽ có trung bình từ 10-30 quả. Quả sâm tập trung mọc chủ yếu ở phần trung tâm của tán lá, có độ dài từ 0,8 -1cm, rộng từ 0,5 – 0,6cm.
- Đốt của cây ra không đều nhau, ít mắt vì mắt thể hiện độ tuổi của sâm. Thân ngắn, củ to hơn thân. Có nhiều rễ bám xung quanh củ.
Đặc tính sinh học sâm Ngọc Linh
Giống cây sâm Ngọc Linh được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên (có tài liệu cho biết cao độ tìm thấy sâm Ngọc Linh là khoảng 1.500m, đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700 – 2.000m dưới tán rừng già, và cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này.
Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là sâm Ngọc Linh, tuy những nghiên cứu thực địa mới nhất cho thấy sâm còn mọc cả ở núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đỉnh núi Ngọc Am thuộc Quảng Nam, Đắc Glây thuộc Kontum, núi Langbian ở Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng cũng rất có thể có loại sâm này.
Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại
Giá trị dinh dưỡng trong sâm Ngọc Linh
Cây giống sâm ngọc linh đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có thể nói Sâm Ngọc Linh là loại sâm số 1 trên thế giới hiện nay.
- Vào năm 1978, nghiên cứu của bộ Y tế Việt Nam đã phát hiện ra loại sâm này có hàm lượng Saponin cao hơn nhiều lần các loại sâm khác. Cụ thể trong Sâm Ngọc Linh chứa khoảng 52 loại Saponin.
- Trong đó có 26 hợp chất Saponin thường thấy ở một số sâm khác như: Sâm Mỹ, Nhật Bản, Triều Tiên. Và 24 Saponin còn lại là các Saponin mới, chưa tìm thấy ở loại sâm nào trên thế giới.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, lá, rễ và thân cây của sâm Ngọc Linh còn có rất nhiều dưỡng chất khác.
- Trong các bộ phận Sâm Ngọc Linh chứa đến 17 loại acid amin như: Leucine, isoleucine, lysine, threonine, tryptophan, phenylalanine, methionine, valine,… cùng 7 hợp chất polyacetylene.
- Đặc biệt còn có Các lipid, glucid và tinh dầu cùng hơn 20 nguyên tố vi lượng và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra rễ tươi của sâm còn chứa chất daucosterol. Với những thành phần và dưỡng chất trên mà sâm Ngọc Linh trở thành thảo dược “Quốc bảo Việt Nam”. Phát hiện ra sâm Ngọc Linh chính là một thành quả lớn đối với y học của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
Thu hoạch và chế biến cây giống sâm Ngọc Linh
Thông tin về thu hoạch và chế biến cây giống sâm ngọc linh bà con thực hiện như sau:
Thu hoạch
Bộ phận mang lại dược tính và có tác dụng nhiều nhất của Sâm Ngọc Linh là bộ phận thân rễ.
Ngoài ra lá và rễ con cũng có thể sử dụng với một số tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cây sâm Ngọc Linh sẽ được thu hoạch khi đủ 3 năm tuổi trở lên. Mùa thích hợp nhất trong năm để thu hoạch sâm là mùa đông.
Chế biến
Sâm Ngọc Linh được chế biến và bảo quản khá đơn giản để giữ nguyên được tính dược học chứa trong sâm.
- Rễ sâm sau khi thu hoạch sẽ được rửa thật sạch rồi đem đi phơi khô
- Sau đó đem sâm bảo quản tại nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời
- Khi cần dùng chỉ cần đem sâm ra xắt lát và sử dụng theo các bài thuốc nhất định
Cây sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?
Cây sâm Ngọc Linh được xếp hạng trong top 20 loại sâm có giá trị nhất thế giới.
Theo nghiên cứu của bộ y tế và các phương thức xưa để lại thì bộ phận rễ của cây sâm là có giá trị nhất khi nó chứa 26 hợp chất saponin có lợi cho sức khỏe.
Từ đó mọi người có thể thấy được tác dụng của cây sâm là tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra nó còn là sản phẩm kinh doanh có thu nhập cao
Tác dụng cho sức khỏe
Một vài công dụng của sâm Ngọc Linh cho sức khỏe như:
- Trước đây cây sâm ngọc linh đã được người xưa sử dụng để cầm máu, làm lành vết thương, làm thuốc bổ, thuốc chữa sốt rét, đau bụng,…
- Chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
- Việc sử dụng sâm thường xuyên và đúng liều lượng sẽ giúp cho bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, tăng cường trí tuệ và thể lực, gia tăng sức đề kháng, tăng sinh lực cho cả nam và nữ, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp.
- Kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.
- Kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa.
Phát triển kinh tế
Là một loại cây, loại thuốc quý hiếm nên chắc chắn giá bán sâm ngọc linh không hề rẻ.
Và đây cũng là loại cây sẽ giúp gia đình bạn đổi đời nếu canh tác tốt.
- Giá bán sâm ngọc linh hiện nay: 30 – 40 triệu/ 1kg loại 5-10 củ, 60 – 80 triệu/1kg loại 2 củ
Giá cây giống sâm Ngọc Linh
Nhiều bà con đang thắc mắc cây giống sâm ngọc linh giá bao nhiêu?
Hiện tại giống cây sâm Ngọc Linh đang được Cây Giống Vĩnh Phúc phân phối với nhiều mức giá khác nhau. Để biết chi tiết giá cây sâm ngọc linh giống thì bà con hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn tốt nhất nhé!
Kỹ thuật trồng cây giống sâm Ngọc Linh
Vì là một cây có giá trị kinh tế cao nên cây giống sâm Ngọc Linh được nhiều bà con lựa chọn để canh tác. Sau đây Cây Giống Vĩnh Phúc sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cây sâm Ngọc Linh giống như sau:
Điều kiện trồng
Trong tự nhiên, Sâm Ngọc Linh là loài đặc hữu hẹp, phân bố trong vùng xuất xứ núi Ngọc Linh
Gây trồng thích hợp trong các điều kiện đặc trưng của vùng xuất xứ, như sau:
Khí hậu
Về khi cây giống cây sâm Ngọc Linh phát triển tốt yêu cầu:
- Nhiệt độ thích hợp trung bình trong năm dao động từ 14,0 – 18,0 độ C (thấp nhất 8 – 11 độ C, cao nhất 20 – 25 độ C)
- Độ ẩm trung bình từ 85 – 90%;
- Lượng mưa trung bình từ 2.800 – 3.400 mm/năm và có lượng mưa khá trong các tháng mùa khô (từ tháng 3-7).
Điều kiện địa hình
Quá trình trồng thì về đất đai, địa hình cần đảm bảo:
- Độ cao so với mực nước biển từ 1.500 m trở lên, thuận lợi ở độ cao từ 1.800 m trở lên;
- Đất có đủ ẩm, giàu dinh dưỡng, lượng mùn hữu cơ trong đất cao;còn giữ cấu trúc rừng nguyên sinh và có độ tàn che từ 70-90%.
Chuẩn bị giống – cây non
Khi trồng bầ kỳ giống cây nào thì việc chọn giống là cực kỳ quan trọng, vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây sau này.
Thu hái và chọn quả
Một vài mẹo chọn quả làm giống như sau:
- Cây lấy hạt giống cần phải có sự chọn lọc kỹ để đảm bảo chất lượng cây giống
- Cây phải đạt từ 4 năm tuổi trở lên (đối với cây gieo từ hạt), 2 năm trở lên (đối với cây trồng từ đầu mầm), có biểu hiện đặc trưng của giống, không bị sâu bệnh, tổn thương cơ giới hoặc các tổn thương khác.
Thời gian thu hái quả: Vào tháng 7 – 9 hằng năm
Quả thu hái phải đảm bảo độ chín sinh lý (vỏ quả có màu đỏ tươi và có chấm đen trên đầu, vỏ quả trông sáng bóng, hạt mẩy).
Do đặc điểm sinh học mà một cụm quả đạt độ chín tiêu chuẩn phải từ 6 – 10 ngày, do vậy nên thu hái làm nhiều lần (ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2- 3 ngày) để đảm bảo quả giống thu vào có chất lượng cao.
Quả sau khi thu về được sàng sảy để loại bỏ quả nhỏ, lép và phân loại như sau:
- Loại 1: Vỏ quả có màu đỏ tươi, nhìn có màu sáng bóng, hạt mẩy.
- Loại 2: Vỏ quả có màu vàng hoặc nâu đỏ.
- Loại 3: Vỏ quả có màu vàng nhạt hoặc hơi nâu.
- Loại 4: Vỏ quả có màu xanh, xanh nõn chuối, hạt nhỏ, lép…(nên loại bỏ)
Đối với quả loại 2 và loại 3 sau thời gian ủ từ 2 đến 3 ngày thì đạt độ chín về hình thái giống như loại 1 và 2
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng hạt từ quả loại 1 và loại 2 để gieo ươm, trong trường hợp thiếu hạt giống có thể sử dụng loại 3.
Thời vụ gieo và xử lý hạt giống
Thời vụ gieo hạt trùng với thời gian thu hái quả khoảng tháng 7 – 9 hằng năm
Trước khi gieo hạt có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách:
- Sau khi thu quả, để nguyên vỏ và đem gieo ngay (nếu quả có 2 hạt thì tách riêng).
- Sau khi thu quả, ủ khoảng 5 ngày đem chà xát và đãi sạch để loại bỏ phần thịt quả, để ráo; sau đó ngâm trong dung dịch nước tỏi 10 – 15% (1,0 – 1,5kg tỏi giã nhỏ ngâm với 10 lít nước, lọc lấy nước) trong khoảng 30 – 45 phút để ngừa một số nấm bệnh và tăng sức đề kháng cho cây con, rồi đem gieo.
Phương pháp gieo hạt
Sử dụng phương pháp truyền thống, gieo hạt trực tiếp lên luống (phương pháp gieo hạt giống trong khay chuyên dụng và đặt khay cách ly mặt đất trong nhà bảo vệ đang được thử nghiệm, có kết quả tốt, sẽ có hướng dẫn để áp dụng).
- Đất làm vườn ươm phải chọn ở những vùng tương đối bằng phẳng, dưới tán rừng, có độ tàn che của rừng từ 80% trở lên, đất giàu mùn, sạch nguồn bệnh, thoát nước tốt.
- Dọn sạch cỏ dại, lên luống có mặt luống cong hình mu rùa, rộng 0,8 – 1,0 m, cao 0,2 – 0,3 m, dài không quá 10 m theo hướng đường đồng mức để hạn chế xói mòn. Nên bổ sung thêm mùn núi (mùn được phân hủy từ xác bã thực vật) để tăng cường dinh dưỡng cho đất.
- Hạt được gieo trong rãnh sâu 2 – 3 cm, với mật độ khoảng 01lon hạt/2 m2 đất (1 lon hạt tương đương với 1.000hạt). Lưu ý, không gieo các hạt dính sát nhau, khoảng cách giữa các hạt phải trên 2 cm.
- Sau khi gieo xong, lấp đất và phủ một lớp lá khô, cỏ tranh trên mặt luống để giữ ẩm, ấm cho hạt, hạn chế cỏ dại và chống xói mòn.
Chăm sóc sau khi gieo hạt
Một vài lưu ý khi chăm sóc sau gieo hạt gồm:
- Để đảm bảo cho cây giống trong vườn ươm sinh trưởng phát triển thuận lợi, tốt nhất nên làm nhà che bằng ni lông trắng hay lưới nhằm hạn chế tác động của ngoại cảnh (mưa to, hiện tượng sương lạnh…) đến sinh trưởng phát triển của cây giống trong vườn ươm.
- Thường xuyên theo dõi, sửa chữa rãnh luống và mương thoát nước, không để vườn ươm bị đọng nước, ngập úng khi có mưa.
- Khi cây giống bắt đầu mọc mầm (5 – 10% hạt đã mọc mầm), thu dọn phần lá cây, cỏ tranh chưa hoai mục trên mặt luống để cây giống sinh trưởng phát triển thuận lợi.
- Thường xuyên theo dõi tưới nước cho cây, đảm bảo đất đủ ẩm.
- Làm cỏ thường xuyên, kết hợp với việc bổ sung mùn núi, nhưng chú ý không làm tổn thương đến cây giống.
- Thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời những đối tượng dịch hại tấn công cây giống trong vườn ươm để có biện pháp quản lý hiệu quả.
- Dùng lưới nilon căng đứng, cao 35 – 40 cm quanh luống hoặc quanh vườn để ngăn chuột, dúi… cắn cây con.
- Khi cây đã mọc đều, nếu có điều kiện nên bứng trồng vào khay và đưa vào chăm sóc trong nhà có mái che, đặt trên giàn đỡ cách ly mặt đất để quản lý, chăm sóc đảm bảo hơn.
Phương pháp tạo cây con từ mầm thân
Ngoài việc tạo cây con từ hạt theo các phương pháp trên, Sâm Ngọc Linh có thể trồng được từ mầm thân (đầu mầm) bằng cách: Khi thu hoạch phần củ, cắt chừa lại phần mầm của thân rễ (đoạn thân có các mắt) để trồng.
Mật độ và cách trồng
Khi đã chuẩn bị chính xác công đoạn giống và cây non thì mật độ trồng cũng cực kỳ quan trọng:
- Khoảng cách, mật độ: Hàng cách hàng từ 40-45 cm, cây cách cây từ 30-35 cm;mật độ khoảng 20.000 –25.000 cây/ha rừng (tính bình quân trên diện tích thiết kế, bao gồm diện tích rừng không tác động).
- Cách trồng: Sử dụng cuốc nhỏ hoặc công cụ cầm tay phù hợp để đào hố tròn có đường kính 8-10 cm, sâu 6-8 cm để trồng
Cách trồng bằng cây con
Nếu bà con trồng cây giống sâm Ngọc Linh bằng cây con thì thực hiện như sau:
- Bước 1: Bứng nhẹ, tách cây con trên vườn ươm hoặc trong khay, tránh xây xát và đứt rễ để đem đi trồng.
- Bước 2: Đặt cây con vào hố và điều chỉnh sao cho thân cây theo phương thẳng đứng, cổ rễ ngang với mặt đất tự nhiên
- Bước 3: Lấp đất và dùng tay ấn chặt đất xung quanh gốc cây
- Bước 4: Lấp đất theo hình mâm xôi để tránh cây bị úng khi mưa; nên trồng thẳng hàng để dễ theo dõi và tiện chăm sóc sau này
Lưu ý: không làm bể bầu, đứt rễ, dập nát cây khi trồng.
Cách trồng bằng đầu mầm
Để trồng cây giống bằng đầu mầm thì bà con thực hiện như sau:
- Sau khi chuẩn bị xong đoạn mầm, có thể tiến hành trồng ngay
- Tương tự như trồng cây con, đào một hốc nhỏ sâu 5 – 7 cm rồi đặt phần thân mầm vào đó, đoạn thân khí sinh hướng lên trên, lấp đất và ấn chặt phần gốc
- Sau khi trồng, tưới nhẹ để ổn định cây, phủ một lớp lá khô lên mặt đất để giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại, đồng thời lá khô sau khi phân hủy sẽ cung cấp một lượng mùn nhất định cho cây sau này
Kỹ thuật chăm sóc giống cây sâm ngọc linh
Một vài lưu ý khi bà con chăm sóc giống cây sâm ngọc linh trong thực tế như:
Chăm sóc vườn
Một vài công việc khi chăm sóc vừa giống cây sâm ngọc linh như sau:
- Năm đầu sau khi trồng, thường xuyên theo dõi, trồng dặm lại những cây chết (dặm các cây cùng lứa tuổi).
- Hằng năm,thường xuyên phát dọn các dây leo, bụi rậm tái sinh và nhổ cỏ trong vườn trồng sâm; chỉ cần cắt, nhổ cỏ cục bộ những cây sát gốc sâm; không cắt, nhổ cỏ khi cỏ không ảnh hưởng đến cây sâm. Không làm cỏ trong mùa mưa, nhất là giai đoạn cây ngủ đông để hạn chế rửa trôi, xói mòn đất.
- Kết hợp với việc làm cỏ, bón bổ sung thêm mùn núi cho cây bằng cách phủ lên mặt đất gần gốc cây một lớp mùn dày khoảng 2 cm, để giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh ủ với lá mục, lá khô tại chỗ… để bón bổ sung cho cây.
- Những năm mưa ít trong các tháng mùa khô, đất trồng bị khô, cần tưới nước bổ sung để giúp cây sinh trưởng được thuận lợi.
- Dọn dẹp cành cây đổ gãy xuống vườn sâm; chăm sóc và khắc phục sớm những trường hợp cây bị tổn thương.
Phòng trừ sâu bênh
Để phòng trừ dịch hại trên cây Sâm Ngọc Linh hiệu quả, phải áp dụng triệt để biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chú trọng việc tạo điều kiện tốt nhất cho cây sâm sinh trưởng và phát triển
Cụ thể bà con cần thực hiện:
- Chọn cây giống phải đạt tiêu chuẩn, khỏe, sạch sâu bệnh.
- Chọn đất tốt để trồng, đất có nhiều mùn, không bị úng nước, có độ tàn che từ 70% trở lên.
- Tăng cường các biện pháp canh tác như: Vệ sinh vườn, thu gom, cách ly cây bệnh… để hạn chế các đối tượng dịch hại gây hại.
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại, xử lý kịp thời bằng các biện pháp thủ công như: cắt tỉa lá bị bệnh, nhổ bỏ và xử lý cây bệnh,…Cần làm bẫy lồng, bẫy kẹp, dụng cụ xua đuổi… hoặc dùng nilon, lưới để ngăn các động vật gây hại vườn sâm.
Lưu ý:
- Đối với những vườn giữ giống, nhân giống, vườn ươm khi có nguy cơ dịch hại nặng, có thể sử dụng thuốc BVTV (ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học) theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để bảo vệ tối đa nguồn giống.
- Trồng sâm đúng hướng dẫn kỹ thuật, trồng lan trên mặt đất tự nhiên (không lên luống) để tránh nước mưa tạo thành dòng chảy hay đất trong luống sâm quá ẩm ướt sau mưa nhằm hạn chế bệnh hại sau này, đặc biệt đối với bệnh do vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, quả sâm có các đối tượng như chuột, chim và các động vật khác rất thích ăn. Vì vậy, khi cây kết quả, phải làm túi lưới bọc chùm quả
Túi lưới được gắn vào 1 que chắc chắn (que dài hay ngắn tùy thuộc độ cao của chùm quả), que được cắm chắc xuống đất
Ngoài tác dụng bảo vệ các đối tượng gây hại, cọc túi lưới có tác dụng giữ cho cây không bị gió, mưa lay đổ do chùm quả nặng
Thu hoạch
Sâm Ngọc Linh trồng từ cây giống sau 6 năm có thể thu hoạch được, tuy nhiên năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao, nên thu hoạch củ khi sâm đạt từ 8 năm tuổi trở lên, thu vào tháng 10 – 12 (khi cây ngủ đông).
Mua giống sâm ngọc linh ở đâu uy tín?
Nếu bà con đang thắc mắc mua giống sâm Ngọc Linh ở đâu uy tín thì Cây Giống Vĩnh Phúc là câu trả lời tốt nhất. Chúng tôi là đơn vị cung cấp cây giống sâm Ngọc Linh trên toàn quốc cho bà con.
Với kinh nghiệm trên 20 năm trong lĩnh vực gieo trồng và phân phối các giống cây dược liệu, lâm nghiệp
Cây Giống Vĩnh Phúc luôn được các nhà vườn ưu tiên lựa chọn bởi các lý do:
- Đơn vị có kinh nghiệm trồng cây dược liệu lâu năm
- Giá giống cây trồng là rẻ nhất
- Giao dịch đơn giản nhất, có thể vận chuyển khắp toàn quốc
- Khách hàng mua nhiều thì được giảm giá
- Web chỉ bán giống cây trồng cam kết 100%
- Đơn vị chuyên cung cấp và phân phối cây giống uy tín
Trên đây là thông tin giống cây sâm Ngọc Linh mà hiện được nhiều bà con quan tâm. Hy vọng qua nội dung trên của Cây Giống Vĩnh Phúc thì mọi người đã biết cách lựa chọn và trồng cây giống sâm Ngọc Linh
Nếu còn bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc nào về giống cây trồng này hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Cây Giống Vĩnh Phúc
Chi nhánh miền Bắc
Địa chỉ: Tổ dân phố Đồng Hội, Thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Điện thoại/Zalo: 0968 809 672 – Lê Văn Dương
Chi nhánh miền Nam
Địa chỉ: Trung tâm huyện Trảng Boom, tỉnh Đồng Nai
Website: https://caygiongvinhphuc.com
Email: caygiongleduong@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.