Phân bón vi sinh là gì? Công dụng, cách làm và các loại phổ biến

Sử dụng phân bón vi sinh

Phân vi sinh hiện đang được nhiều hộ nông dân sử dụng để giúp bảo vệ môi trường. Cùng với đó là nhu cầu phát triển bền vững cùng phân bón vi sinh là tất yếu. Nếu bạn cũng muốn dùng loại phân này giúp quá trình gieo trồng thì đừng bỏ qua thông tin bên dưới của Cây Giống Vĩnh Phúc nhé!

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh hay phân bón vi sinh là loại phân bón được dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Về bản chất, phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích như: vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…

Trong đó chức năng của các nhóm vi sinh vật là cố định đạm, hòa tan lân, kích thích sinh trưởng cây trồng và phân giải chất hữu cơ trong đất. Phân bón vi sinh là loại phân đã được tuyển chọn phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vi sinh vật dùng làm chế phẩm sinh học.

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh:

  • Vi sinh vật hòa tan lân
  • Vi sinh vật cố định đạm
  • Vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng
  • Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,…

Các chủng vi sinh vật này thường phải đạt mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.

Phân vi sinh được nhiều người sử dụng vì bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và kể cả con người.

Cơ chế của loại phân bón vi sinh này khá đơn giản, khi được bổ sung vào đất trồng trọt thì các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,… hoặc là các hoạt chất sinh học có khả năng phòng trừ sâu bệnh, giúp cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng.

Phân vi sinh cho cây trồng

Phân vi sinh có những lợi ích gì?

Sau khi người trồng cây bón phân vi sinh vào môi trường đất trồng trọt, các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng được như: N, P, K… và các hoạt chất có hoạt tính sinh học giúp cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh và nâng cao năng suất chất lượng nông sản.

Phân bón vi sinh giúp cải tạo, duy trì và nâng cao độ phì cho đất canh tác. Đồng thời, không gây ô nhiễm môi trường và giảm lượng phân bón hóa học. Ngoài ra, chúng còn cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng.

Khi sử dụng phân vi sinh bón cho cây trồng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến con người, động thực vật và môi trường sinh thái. Nên loại phân này sẽ giúp phát triển bền vững với định hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Ngoài việc cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Phân vi sinh còn thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động để phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu. Đồng thời, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng và phân hủy chất hữu cơ hay các độc tố trong đất.

Phân bón vi sinh gồm các loại nào?

Chi tiết vê các loại phân vi sinh như sau:

Vi sinh vật cố định đạm

Thông tin về phân vi sinh vật cố định đạm bao gồm

Đặc điểm

Phân bón vi sinh có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định nitơ từ không khí thành dạng mà cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Trong đó, vi sinh vật cố định đạm có hai loại là: Vi sinh vật cố định đạm tự do, đây là những vi sinh vật sống tự do có khả năng cố đinh đạm trong đất mà không cần vật chủ. Và vi sinh vật cố định đạm cộng sinh là những vi sinh vật cố định đạm phải cần vật chủ là cây trồng để cộng sinh. 

Nitơ là yếu tố có hàm lượng tương đối ít trong môi trường đất. Đa phần, nguồn lưu trữ chính chứa nhiều Nitơ là không khí (có đến 78,16%). Tuy nhiên, tự bản thân cây trồng không thể sử dụng loại “thức ăn” này. Khi canh tác đất, chúng ta cần sử dụng nguồn phân bón có chứa Nitơ đã được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho cây.

Quá trình chuyển hóa trên còn được gọi là chu trình cố định đạm hoặc cố định Nitơ. Thông qua tác dụng của các vi sinh vật hấp thụ Nitơ (N2) trong không khí. Yếu tố N2 được biến đổi thành NH3 trong chính cơ thể vi sinh vật và nuôi sống nó. Sau khi chết đi, xác vi sinh cùng NH3 hòa quyện với môi trường đất. Trở thành nguồn đạm và các chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng

Bón phân vi sinh

Thành phần tạo nên phân vi sinh cố định đạm

Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều loại vi khuẩn, tảo lam có khả năng cố định đạm. Điển hình như các vi sinh vật : Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhizobium, Actinomyces, Klebsiella và Cyanobacterium. Đặc tính chung của các vi sinh vật này thường sống cộng sinh thuộc cây họ đậu.

Với nguồn sống tích lũy từ Nitơ không khí và chất hữu cơ trên cây. Vi sinh cố định đạm trở thành phân xanh quý hiếm. Ngày nay, nhờ vào những tiến bộ khoa học trong công nghệ nhân giống và tách ghép gen. Người nông dân đã có thể sử dụng được nhiều loại phân bón vi sinh hữu cơ cố định đạm trên thị trường.

Vi sinh vật chuyển hóa và phân giải các hợp chất phốt pho khó tan

Vi sinh vật chuyển hóa và phân giải các hợp chất phốt pho khó tan có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.

Cơ chế của việc phân giải lân của vi sinh vật là bằng việc hạ pH đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ khi đó làm các cấu trúc liên kết photphat bị phá vỡ.

Phân hữu cơ hòa tan lân một trong các loại phân vi sinh hiện nay được sử dụng khá nhiều. Như chúng ta đã biết, lân có được từ các quặng Apatit, Photphorit. Đây là những yếu tố dinh dưỡng khó hòa tan trong đất. Đặc biệt là đối với các loại đất đen, đất đỏ bazan. Thông thường, cây trồng chỉ sử dụng nguồn dinh dưỡng này khi lân được biến đổi thành dạng dễ tiêu nhất. Nhằm hỗ trợ điều đó, các vi khuẩn có chức năng hòa tan lân được tận dụng để chế tạo thành phân bón vi sinh vật dùng cho cây.

Đặc điểm phân vi sinh hòa tan lân

Nếu sử dụng lân trong môi trường tự nhiên, cây trồng chỉ có thể hấp thu không quá 25% hiệu suất dinh dưỡng. Hàm lượng này là chưa đủ để cây ngăn ngừa sâu bệnh và chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Khi đất canh tác được áp dụng phân bón hữu cơ vi sinh hòa tan lân, thành quả người nông dân nhận được sẽ rất tốt.

Vậy cơ chế phân giải này của phân sinh vật là gì?  Nhờ vào các vi khuẩn có chức năng tiết ra axit hữu cơ. Yếu tố lân, photpho được chúng phân giải và chuyển thành các hợp chất dễ tan cho cây hấp thu.

Thành phần tạo nên phân vi sinh hòa tan lân

Trong môi trường đất tồn tại khá nhiều nhóm sinh vật có chức năng hòa tan lân. Đó có thể là các vi khuẩn Aspergillus Niger, chi vi khuẩn Bacillus và Micrococens. Phần lớn, những loại sinh vật này sống trên rễ cây và hấp thu trực tiếp lần và một số chất khác như Cu, Fe, Zn trong đất.

Để nhân giống yếu tố dinh dưỡng này, các nhà sản xuất phân hữu cơ vi sinh hòa tan lân bằng cách hòa trộn các vi khuẩn và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Việc sử dụng loại phân bón này có tác dụng bổ sung nguồn khoáng chất lân hiệu quả. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần giúp cây tạo ra màng tế bào axit nucleic. Góp phần giúp rễ phát triển mạnh và thúc đẩy chu trình chuyển hóa quả chín trên cây.

Sử dụng phân bón vi sinh

Vi sinh vật ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Vi sinh vật phân giải các chất mùn là loại vi sinh vật này có chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi. Và vi sinh vật ức chế các vi sinh vật gây bệnh có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại.

Nhờ các chủng vi sinh vật có trong phân bón vi sinh mà loại phân này không chỉ có tác dụng tăng năng suất cây trồng mà chúng còn giúp đất không bị xói mòn. Đó chính là lý do mà loại phân này ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, đây là loại phân được rất nhiều các nước phát triển khuyến khích sử dụng vì mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Phân bón vi sinh vật kích thích cây sinh trưởng

Trong danh sách các loại phân bón vi sinh hiện nay có hiệu quả nhất không thể thiếu cái tên phân bón vi sinh kích thích tăng trưởng thực vật.

Đặc điểm phân vi sinh kích thích tăng trưởng

Với thành phần là các vi sinh vật, vi khuẩn có lợi tiết ra các chất Auxin, Gibberellin kích ứng khả năng phát triển bộ rễ của cây. Loại phân bón này được tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng.

Sản phẩm chứa sinh vật có thể chi phối điều hòa chu trình trao đổi chất trong đất. Góp phần tổng hợp các hợp chất sinh học làm tăng trọng lượng và hiệu suất nảy mầm cho hạt giống. Từ đó, hình thành nên bộ rễ cây khỏe mạnh, hút được nhiều chất dinh dưỡng.

Đây được xem là một vai trò rất quan trọng nhằm giúp cây mau lớn và đạt năng suất cao

Thành phần phân vi sinh kích thích tăng trưởng

Chủng vi sinh vật kích thích cây tăng trưởng bao gồm các vi khuẩn, xạ khuẩn, nhóm Azotobacter, Gibberella fujikuroi và các loại nấm có trong môi trường. Phân bón được sản xuất bởi ứng dụng lên men cùng các loại vi sinh vật trên.

Ngoài ra, người nông dân còn có thể lựa chọn các vi sinh có lợi bón vào đất canh tác hoặc phun trực tiếp lên cây

Bón phân vi sinh cho cây trồng

Cách phân biệt và nhận biết 2 loại phân vi sinh

Sau đây Cây Giống Vĩnh Phúc sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết và phân biết 2 loại phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh như sau:

Đặc điểm so sánh Phân vi sinh Phân hữu cơ vi sinh
Bản chất Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích
Chất mang Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh Than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,…
Mật số vi sinh Từ 1.5×108 Từ 1×106
Các chủng vi sinh VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…
Phương pháp sử dụng Trộn vào hạt giống; Bón trực tiếp vào đất; Hồ rễ cây Bón trực tiếp vào đất

Phân bón vi sinh phù hợp với các loại cây trồng nào?

Phân bón vi sinh có thể dùng cho tất cả các loại cây từ ăn quả, rau xanh đến cây cảnh, cây công nghiệp,… đều được.

  • Đối với cây ngắn ngày: dùng phân vi sinh chủ yếu dùng để bón lót.
  • Đối với cây rau: 10 – 15kg/ sào
  • Đối với cây thu hoạch theo mùa vụ: Sau mỗi đợt thu hoạch lại cần bón thêm phân bổ sung
  • Đối với cây ăn quả và cây lâu năm: Cuốc và với nhẹ đất ở gốc rồi rắc phân lên sau đó rắc tiếp một lớp đất mòng lên (tỉ lệ 1 – 2 kg/ gốc cây)

Lưu ý: Với cây ăn quả bón vào 2 thời kỳ mưa xuân (tháng 3 – 4) và mưa ngâu (tháng 7 – 8)

Đối với hoa màu:

  • Chè: Bón vào rãnh giữa 2 luống, tỉ lệ 0,2 – 0,3 kg/ gốc.
  • Ngô: bón lót trước khi gieo hạt, tỉ lệ 10kg/ sào
  • Lúa: bón ở thời kỳ là cây mạ (2kg/ sào mạ cấy)
  • Hoa: khi hạt giống mới chớm phát triển cần bón vi sinh

Phân bón vi sinh cho cây trồng

Phương pháp sử dụng phân vi sinh hiệu quả

Muốn đạt hiệu quả cao thì không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong quá trình sử dụng phân bón vi sinh. Không được trộn phân vi sinh với phân hóa học và tro bếp vì sẽ làm chết vi sinh vật

Duy trì độ ẩm của đất để các vi sinh vật trong đất hoạt động tốt

Đối với đất chua nên bón vôi bột trước 2 – 3 ngày rồi mới bón phân vi sinh

Để bón phân vi sinh đạt hiệu quả có 3 phương pháp chính:

Nhiễm vào hạt giống

Phân bón vi sinh được hòa tan trong nước sạch tạo thành dung dịch. Trong quá trình xử lý hạt giống, dung dịch sẽ được trộn chung tạo thành một lớp chế phẩm bao bọc bên ngoài hạt giống (tỉ lệ 100 kg trộn với 1 kg phân vi sinh). Thực hiện trước khi gieo 10 – 20 phút.

Lưu ý: Nếu xử dụng phương pháp này thì cần tránh làm xây xát hạt giống. Nếu hạt giống đã qua xử lý thuốc trừ sâu thì không nên sử dụng phương pháp này.

Hồ rễ cây

Phân bón vi sinh hòa tan cùng với nước dạch thành dung dịch. Rồi đem ngâm rễ cây non vào dung dịch này từ 6-24 giờ.

Lưu ý:

  • Thực hiện nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp,
  • Chỉ ngâm phần rễ cây, không áp dụng với các cây rễ cọc và cây ăn quả.

Đây là phương pháp cho hiệu quả rất cao nhưng mất nhiều thời gian và không tiện lợi cho người sử dụng.

Bón vào đất

Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất, qua các cách

  • Trộn phân bón vi sinh với đất nhỏ tơi rồ rắc đều vào luống hoặc trải đều trên mặt ruộng.
  • Hoặc ủ /trộn phân bón vi sinh với phân chuồng hoai đem bón thúc sớm.
  • Hòa chế phẩm vào nước sạch tưới trực tiếp vào trong đất

Phân vi sinh

Những lưu ý cần biết về bảo quản phân vi sinh

Khi đã biết phân bón vi sinh là gì và cách sử dụng ra sao. Namix sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản tốt nhé.

So với tốc độ phân giải của phân bón hóa học, thì phân bón hữu cơ vi sinh lâu hơn nên bạn sẽ thấy tác dụng biểu hiện trên cây khá chậm. Vì thế, đối với cây ngắn ngày chúng ta nên áp dụng bón lót vào đất.

Còn đối với các loại cây lâu năm, lượng dinh dưỡng cần thiết lâu dài, vậy nên bạn cần bón lót và cả bón thúc định kỳ cho cây. Phân bón vi sinh phù hợp với nhu cầu bón bổ sung các chất dinh dưỡng và cải tạo đất cho cây lâu năm.

Khi sử dụng phân bón vi sinh, nhà nông cần lưu ý độ ẩm trên đất canh tác, vì các vi sinh vật sẽ phát triển tốt khi có độ ẩm thích hợp và giảm mật độ khi quá khô. Vậy nên hãy giúp đất trồng của bạn giữ ẩm tốt còn nếu trồng chậu hãy chọn đất trồng cây Namix.

Hạn chế sử dụng chế phẩm hóa học khi không thật sự cần thiết, vì các chất hóa học quá nhiều có thể ảnh hưởng đến pH trong đất, gây bất lợi cho vi sinh vật.

Ngoài ra hạn chế sử dụng chế phẩm hóa học còn giúp cho rễ cây hấp thu đầy đủ toàn bộ dinh dưỡng và đất không bị bạc màu, có trữ lượng tồn dư hóa học cao.

Khi mua phân bón hữu cơ vi sinh về dự trữ nên để ở nơi thoáng mát dưới 30 độ C. Tránh ánh nắng trực tiếp vì các vi sinh vật sẽ giảm mật độ khi nhiệt độ quá cao

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phân bón vi sinh cũng như những lợi ích của việc sử dụng loại phân bón này. Hy vọng qua nội dung trên các bạn đã biết cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả

Nếu còn quan tâm tới các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giống thì hãy đón đọc các nội dung khác của Cây Giống Vĩnh Phúc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *